Lợn Quay Lạng Sơn

Lợn quay Lạng Sơn, đây là món ăn trứ danh của vùng đất Lạng Sơn, đã một lần đến Lạng Sơn thì không thể không thưởng thức món Lợn quay.

Vịt quay Lạng Sơn

Vịt quay Lạng Sơn, đây là món ăn trứ danh của vùng đất Lạng Sơn, đã một lần đến Lạng Sơn thì không thể không thưởng thức món Vịt quay.

Quả móc mật khô

Ẩm thực Lạng Sơn không thể thiếu được quả móc mật. Quả móc mật có thể được gọi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Các món nướng ngon

Trong các cách chế biến món ăn thì nướng được coi là cách chế biến ngon nhất. Thực phẩm sau khi được ướp các loại gia vị sẽ được nướng trực tiếp trên than hồng, các loại gia vị sẽ thấm trực tiếp và thịt. sau đình mình xin giới thiệu các món nướng ngon:





Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Đặc sản món Bánh Hỏi Lòng Heo, món ăn không thể không ăn khi tới Phú Yên

Nếu có dịp du lịch đến Phú Yên, ngoài ngắm những cảnh đẹp như núi Đá Bia, Gành Đá Dĩa, Mũi Điện, Núi Nhạn… Quý khách không thể bỏ qua những món ăn đặc sản ở nơi đây như Mắt Cá Ngừ, Bánh canh hẹ, các loại hải sản được bán tại các nhà hàng dọc bãi biển hoặc tại các quán ăn nằm bên bờ kè. Kèm theo đó Xứ Nẫu còn có các món ăn sáng hấp dẫn và riêng biệt tại đây, hôm nay Daily Travel xin giới thiệu tới Quý khách món Bánh Hỏi

Bánh hỏi lòng heo
Bánh hỏi là một món ăn đặc sản có ở các tỉnh như Vũng Tàu, du lịch ở Bến Tredu lịch Nha Trang, Bình Định, Phú Yên, bánh hỏi được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Bánh hỏi thường gia vị thêm mỡ hành, ăn kèm với thịt quay, thịt nướng, lòng heo… đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của các địa phương.
Tiêu chuẩn của một đĩa bánh hỏi ngon là cọng bánh phải nhỏ bằng que tăm tre, các miếng bánh không bị rời ra hay vón cục, khi cắn vào miệng người ăn không thấy bở, lúc nhai kỹ thì cảm nhận được vị ngọt của bột gạo, vị béo của dầu dừa và mùi thơm của rau hẹ. Tất cả hỗn hợp ấy sẽ hòa lẫn cùng vị bùi của miếng gan heo, vị béo của miếng phèo non hoặc miếng thịt ba chỉ được luộc khéo để thành món ăn sáng được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất một thời nổi tiếng.

Cách làm Bánh hỏi Lòng heo

Nguyên liệu:
– 150g thịt ba chỉ
– 150g dạ dày
– 150g lòng non
– 150g gan
– 150g tim
– 150g cuống họng
– 200 gr bánh hỏi
– 200g bánh tráng
– 50 g hành lá
– 50 g mỡ heo
– 150g xà lách, rau thơm các loại
– 150g khế, chuối chát
Thực hiện:

Bước 1: Nội tạng heo các bạn làm sạch, sau đó cho vào luộc chín, thái mỏng, bày ra đĩa.

Bước 2: Bánh hỏi các bạn mua về hãy cho vào nước sôi, chần cho chín rồi ngâm trong nước lạnh để bánh được ngon. Sau đó, các bạn xếp bánh ra đĩa rồi dùng mỡ heo phi với hành lá, rưới lên mặt đĩa bánh hỏi.

Bước 3: Khi ăn, các bạn dùng bánh tráng để cuốn bánh hỏi chung với lòng heo và rau thơm rồi thưởng thức.


Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Thịt gác bếp, món ăn ngon, đặc sắc và an toàn cho ngày tết.

Thịt Gác Bếp là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý. Được chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn thả nhong trên các vùng núi Tây Bắc.


Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rong trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu.
Các kỹ thuật chế biến đều là gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp tự nhiên thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.

Thịt gác bếp

Quy trình sản xuất của món thịt gác bếp này khá đơn giản. Thịt được chọn làm có thể là thịt lợn, thịt bò, hoặc thịt trâu, mỗi loại đều có vị ngọt thơm và hương vị đặc trưng riếng. Miếng thịt được thái gần như dọc thớ để sau khi thịt khô có thể xé nhỏ ra cho dễ ăn . Người dân dùng cách tẩm ướp tự nhiên thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây BắcCác gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Sau đó thịt xiên vào từng chiếc nan tre, được gác vào một chiếc xà hoặc giá trong bếp, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Thịt chủ yếu chín bằng nhiệt.Với miếng thịt gác bếp thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu.Thông thường phải mất 1 ngày 1 đêm để món thịt này đạt độ chín mong muốn. 

Ngon khó tả với các món nước chấm tại vùng cao Tây Bắc

Muối hạt dổi “nổi”… da gà!
Hạt dổi là loại gia vị không thể thiếu khi tẩm ướp thịt lợn rừng và các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng...Hạt dổi có thể giã nhỏ trộn với muối chanh thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm thơm , ngậy ngậy dùng để chấm thịt gà , thịt luộc thì không một nước chấm nào có thể sánh được. Hạt dổi cũng có thể chữa đau bụng, đi ngoài nên khi rắc một ít vào tiết canh vừa dậy mùi thơm ngon, vừa chống lạnh bụng hay đi ngoài. Hạt dổi cũng được dùng để ngâm ớt, ngâm măng, ngâm các loại quả củ muối. Chỉ cần vài hạt trong một lọ dưa chuột muối cũng đủ tăng giá trị lên rất nhiều.
"So với nước chấm chanh tỏi ớt thì cũng chiếc đùi gà đó, vị thật nhạt khác. Đôi khi chỉ cần ăn xôi trắng chấm với muối hạt dổi cũng khiến người ăn phải tấm tắc khen ngon. Thưởng thức một lần thực khách sẽ rất khó quên mùi thơm rất riêng ngai ngái, ngầy ngậy của hạt dổi."
Muối hạt dổi và chẳm chéo là thức chấm ngon tuyệt của núi rừng Tây Bắc. Muối hạt dổi là đặc sản trời cho Tây Bắc, dù chỉ là thứ gia vị, nhưng khi tẩm ướp hoặc pha đồ nêm nếm sẽ tạo ra linh hồn cho món ăn hấp dẫn lạ thường. Hạt dổi được nướng chín tán nhỏ cho dậy mùi thơm, trộn với muối, chanh, tỏi, ớt chỉ thiên thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc mà không một thứ nước chấm nào có thể sánh được.

Thật khó định nghĩa thế nào là một bát muối hạt dổi ngon. Chỉ biết rằng, khi chấm đẫm cái đùi gà vào đó, những đốm nhỏ li ti của hạt dổi đã giã nát, miếng gừng bé xíu, quyện lấy cái chua, cay, mặn, ngọt của các loại gia vị đã quấn quýt vào nhau, để rồi lưỡi chỉ còn biết xuýt xoa, răng nhai rộn rã không kịp thở thế là… ngon vậy!


Chẳm chéo “véo” thực khách

Chẳm chéo là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của người Thái ở Tây Bắc, vừa là món ăn dân dã lại vừa là món đặc sản núi rừng.
Chẳm chéo dùng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống. Chẳm chéo cũng phù hợp để chấm các loại quả chua (nhót, mận, xoài xanh) là món ăn vặt khoái khẩu của các chị em. Vì vậy mà người Thái có rất nhiều cách chế biến chẳm chéo để phù hợp với từng món ăn trên mâm cơm. Nguyên liệu chính của chẳm chéo là: ớt, muối, mắc khén, tỏi, mì chính. Ngoài ra còn có các loại rau thơm, xả, gừng… tùy theo mục đích sử dụng.
Từ bát chéo cơ bản, ở mỗi dân tộc ít người lại có những biến tấu khác nhau để cho ra món chẳm chéo của riêng mình. Như chéo pà (chéo cá) dùng chấm măng tre, măng vầu và rau luộc rất ngon, thực khách dùng hết bữa mà hương vị vẫn đọng lại nơi cuống họng.

Tương tự như vậy, chéo còn biến tấu thành chéo tắp cáy (chéo gan gà); Chéo nặm xổm (chéo nước chua); Chéo mắc có - một loại quả có vị chua chát; Chéo sắc chau (chéo củ sả); Chéo hòm pẻn (chéo rau mùi). Chéo pịa - phân non của con vật ăn cỏ như trâu, bò, dê...

Theo anh Hồng, chẳm chéo pịa là món nhiều người khó dùng nhất vì thấy sợ... mất vệ sinh. Nghe nguyên liệu lại nhìn màu nâu nâu, sệt sệt, mùi hương lạ không dễ ngửi khiến nhiều người e ngại, không dám thử. Nhưng khi lấy can đảm nếm thử một miếng, thấy vị đắng, khó nuốt nhưng đầy tò mò, thú vị. Thử thêm vài miếng tiếp theo, thấy cay, thơm mùi ngò gai, tiêu rừng. Nuốt hết thấy vị ngọt đọng ở lưỡi và cổ họng rất dễ chịu.
Vào mùa đông, bát chẳm chéo bao giờ cũng đỏ lựng ớt, có món chấm vào nó, đưa lên miệng là cảm nhận nhiều mùi vị từ đầu lưỡi, xuýt xoa vì cay nhưng lại rất hấp dẫn.

Chắm chéo

Rùng mình với…pịa!
 Tất nhiên, không phải thức nước chấm nào của người dân tộc vùng cao cũng mang hương vị tuyệt vời cho cả thị giác và vị giác. Thậm chí, có loại nước chấm còn bị cho là "kinh dị"..
Cà lèng là chất sền sệt (nhũ tương) ở đoạn giữa dạ dày và ruột già (phân non) của những con vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, ngựa… Khi mổ bò, dê, ngựa phải rất cẩn thận, thắt chặt hai đầu để nhũ tương không bị pha tạp. Sau đó rửa sạch sẽ và cho vào nước sôi luộc chín, cắt từng khúc ngắn, cho phủ tạng đã luộc chín, băm nhỏ và cho gia vị như muối, tiêu rừng, ớt rừng, ngò gai vào trộn đều làm thành nước chấm cà lèng.

Hương vị cà lèng ở mỗi dân tộc ít người cũng có vị khác nhau. Người Tà Ôi cho thêm vài giọt mật để tạo vị đắng đặc trưng, thú vị. Người Cơ Tu cho thêm lá chim chim - thứ lá rừng có vị đắng và thơm tự nhiên. Người Pa Cô lại trộn thêm một chút búp non của cây xoài.

Cũng nguyên liệu như món “cà lèng” nhưng người dân tộc Thái ở Sơn La lại đặt tên cho món ăn truyền thống của dân tộc mình là “nậm pịa”. Theo tiếng Thái thì “pịa” nghĩa là… phân non. Đáng nói là “pịa” của người Thái không ăn chín như người dân huyện A Lưới mà là… ăn sống! Nguyên liệu để tạo nên món này gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng. Tất cả những thứ đó nấu chín, băm nhỏ sau đó đổ pịa sống vào thành chất sền sệt thì ra món nậm pịa. Ai chưa ăn thì nhìn và ngửi thấy là nổi da gà nhưng ăn vào nếu quen sẽ cảm thấy vị thơm và độ ngầy ngậy của mắc kén, lá thơm rừng, độ ngọt của thịt và… pịa.